Điểm 10 lễ hội truyền thống ở Hà Nam đặc sắc nhất trong năm
Bài đăng ngày 01 Tháng 4, 2025
Hà Nam - mảnh đất địa linh nhân kiệt, không chỉ nổi bật với những danh lam thắng cảnh mà còn lưu giữ kho tàng lễ hội truyền thống phong phú. Những lễ hội này không chỉ thể hiện tín ngưỡng dân gian mà còn phản ánh tinh thần đoàn kết và niềm tự hào dân tộc. Cùng điểm qua 10 lễ hội truyền thống ở Hà Nam không thể bỏ lỡ!
visitphuquoc
Thêm vào mục Yêu thích người đã thêm điều này
In

Hà Nam – vùng đất "Núi Đọi Sông Châu", không chỉ nổi tiếng với cảnh sắc thiên nhiên hữu tình mà còn là cái nôi của nhiều lễ hội truyền thống đặc sắc. Núi Đọi và sông Châu từ lâu đã đi vào thi ca, nhạc họa, trở thành biểu tượng gắn liền với văn hóa, lịch sử và tâm linh của người dân Hà Nam. Với hơn 200 lễ hội lớn nhỏ diễn ra quanh năm, Hà Nam là một trong những địa phương có đời sống lễ hội phong phú bậc nhất miền Bắc. Không chỉ mang ý nghĩa tâm linh, các lễ hội truyền thống ở Hà Nam còn góp phần bảo tồn bản sắc văn hóa, thúc đẩy du lịch và phát triển kinh tế địa phương.

2.Khám phá 10 lễ hội truyền thống ở Hà Nam

2.1 Lễ Hội Đền Lảnh Giang – Huyền thoại linh thiêng

Lễ hội Đền Lảnh Giang được tổ chức để tôn vinh Tam vị Đại Vương, Chử Đồng Tử và công chúa Tiên Dung. Đây là một trong những lễ hội tâm linh quan trọng, cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu và cuộc sống bình an. 

Lễ hội truyền thống ở Hà Nam lễ hội đền Lảnh Giang (Ảnh: Sưu tầm)

Điều độc đáo là một năm ở đây sẽ có hai kỳ lễ hội  vào tháng 6 và tháng 8 âm lịch, Kỳ hội tháng 6 diễn ra từ ngày 18 đến 25, kỳ hội tháng 8 diễn ra vào ngày 20. Trong những ngày diễn ra lễ hội, du khách sẽ được tham gia vào các nghi lễ trang nghiêm như tế lễ, rước kiệu, cùng nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc như hát chầu văn, múa lân, chọi gà và nhiều trò chơi dân gian thú vị.

2.2 Lễ Hội Đền Trần Thương – Dấu ân hào hùng nhà Trần qua lễ hội truyền thống ở Hà Nam

Lễ hội truyền thống ở Hà Nam Đền Trần Thương là lễ hội được tổ chức vào tháng 8 âm lịch hàng năm, thu hút đông đảo du khách thập phương đến dâng hương và tham gia nghi thức phát lương - một hoạt động mang ý nghĩa cầu tài, cầu phước. Bên cạnh đó, lễ hội còn có các trò chơi dân gian như đấu vật, cờ tướng, kéo co, giúp du khách có trải nghiệm văn hóa đặc sắc.

Nghi lễ phát lương tại lễ hội truyền thống ở Hà Nam lễ hội đền Trần Thương (Ảnh: Sưu tầm)

2.3 Lễ Hội Chùa Bà Đanh – Di Sản Văn Hóa Quốc Gia

Lễ hội Chùa Bà Đanh có nguồn gốc từ tín ngưỡng thờ Tứ Pháp . Trong đó, Pháp Vũ (Thánh Mẫu Bà Đanh) được thờ tại Chùa Bà Đanh, ngôi chùa linh thiêng và cổ kính bậc nhất Hà Nam.

Lâu nay dân gian ta vẫn truyền tai nhau câu nói rằng: “Vắng tanh như chùa Bà Đanh”, ý muốn nói về vị trí địa lý tại ngôi chùa di sản này khá heo hút, ít người qua lại. Chùa được bao quanh bởi núi non, sông nước, tạo nên khung cảnh tĩnh mịch và thanh vắng. Ngày nay, Chùa Bà Đanh đã trở thành một địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng, đặc biệt thu hút du khách vào dịp lễ hội diễn ra vào tháng 2 âm lịch hàng năm.

2.4 Lễ Hội Chùa Long Đọi Sơn – Lễ hội truyền thống ở Hà Nam mang dấu ấn thời Lý

Chùa Long Đọi Sơn gắn liền với triều đại Lý, nơi thờ vua Lý Nhân Tông và bà Nguyên Phi Ỷ Lan. Lễ hội được tổ chức vào tháng 3 âm lịch hàng năm với nghi thức rước kiệu lên chùa, tái hiện lại không khí hoàng gia xưa. 

Đặc biệt, lễ Tịch Điền - nghi thức vua xuống ruộng cày cấy - là điểm nhấn quan trọng của lễ hội, tôn vinh giá trị của nền nông nghiệp Việt Nam. Ngoài ra, du khách còn có cơ hội trải nghiệm các trò chơi dân gian như đấu vật, chơi cờ người và thưởng thức nghệ thuật truyền thống.

Lễ hội truyền thống ở Hà Nam (Ảnh: Sưu tầm)

2.5 Lễ Hội Tịch Điền Đọi Sơn – Biểu tượng nông nghiệp

Lễ hội Tịch Điền Đọi Sơn có lịch sử lâu đời từ thời vua Lê Đại Hành, được tổ chức vào ngày mùng 7 tháng Giêng âm lịch. Đây là lễ hội mang ý nghĩa quan trọng nhằm tôn vinh nông nghiệp và khuyến khích sản xuất. 

Nghi thức chính của lễ hội là lễ cày ruộng đầu xuân, tái hiện hình ảnh vua Lê Đại Hành xuống đồng cày những luống đất đầu tiên trong năm mới. Lễ hội truyền thống ở Hà Nam còn có nhiều hoạt động như rước kiệu, múa lân, biểu diễn văn hóa nghệ thuật, thu hút sự quan tâm của du khách.

2.6 Lễ hội truyền thống ở Hà Nam- Hội Làng Gừa

Năm nào cũng vậy, sáng mùng 4 Tết Nguyên đán, đình làng Gừa, xã Liêm Thuận (Thanh Liêm) lại tưng bừng mở hội. Hội làng Gừa mang đậm bản sắc văn hóa địa phương, được tổ chức vào dịp đầu xuân với mong muốn cầu may mắn và tài lộc. 

 Độc đáo lễ hội truyền thống ở Hà Nam (Ảnh: Sưu tầm)

Lễ hội truyền thống ở Hà Nam – Hội Làng Gừa gắn liền với tục cướp cầu đầu năm, được người dân duy trì và bảo tồn hơn nghìn năm nay. Tục giao cầu, cướp cầu không chỉ mang ý nghĩa nhắc nhở người dân rèn luyện thể thao mà còn mang khát khao về một cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

2.7 Lễ hội Làng Dâu – Nhớ ơn ba vị anh hùng dân tộc

Diễn ra vào ngày 15/2 âm lịch hang năm, Lễ hội Làng Dâu có nguồn gốc từ thời kỳ kháng chiến chống quân Minh, nhằm tưởng nhớ và tôn vinh ba vị anh hùng dân tộc là Ả Đào, Nguyễn Phương, Nguyễn Quế – những người có công lớn trong việc đánh đuổi giặc ngoại xâm, bảo vệ quê hương.

"Làng Dâu vang vọng sử xanh,

Ba người anh dũng lưu danh muôn đời.

Lễ rước linh thiêng sáng ngời,

Tự hào truyền thống, rạng ngời Việt Nam."

2.8 Lễ hội Đền Trúc – Hào khí Lý Thường Kiệt

Lễ hội Đền Trúc là một trong những lễ hội truyền thống ở Hà Nam có quy mô lớn và giá trị lịch sử sâu sắc. Lễ hội kéo dài suốt tháng Giêng và tháng Hai âm lịch, được tổ chức để tưởng nhớ công lao của danh tướng Lý Thường Kiệt. 

Lễ hội được tổ chức với các nghi lễ truyền thống như Nghi lễ tế tướng quân, Lễ rước kiệu Lý Thường Kiệt, lễ dâng hương,...Cùng với nhiều hoạt động chơi hội đặc sắc như hát dậm Quyển Sơn, hội đua thuyền trên song Đáy – tái hiện lại chiến công hiển hách của ông cha ta trên song như Nguyệt.

2.9 Hội thi thả diều làng Đại Hoàng

Hội thi thả diều tại làng Đại Hoàng được tổ chức vào tháng 5 âm lịch, mang ý nghĩa cầu mong cho cuộc sống an lành, mưa thuận gió hòa. Từ xa xưa, diều không chỉ là một thú chơi tao nhã mà còn mang ý nghĩa tâm linh, tượng trưng cho khát vọng bay cao, bay xa của con người. Mỗi năm, người dân làng Đại Hoàng lại háo hức chuẩn bị những cánh diều lớn, trang trí công phu để tham gia hội thi.

Hội thi thả diều làng Đài Hoàng một trong những lễ hội truyền thống ở Hà Nam (Ảnh: Sưu tầm)

Mỗi làng có phong cách thiết kế diều riêng biệt, tạo nên một bầu trời rực rỡ sắc màu. Đây là dịp để người dân và du khách thưởng thức những màn trình diễn diều nghệ thuật, chứng kiến những cánh diều bay cao tượng trưng cho khát vọng và niềm tin vào tương lai.

2.10 Hội Vật Võ Liễu Đôi – Tinh Thần Thượng Võ

Lễ hội vật võ Liễu Đôi diễn ra vào ngày 5 tháng Giêng âm lịch, là một lễ hội truyền thống ở Hà Nam có lịch sử hàng trăm năm, gắn liền với tinh thần thượng võ của dân tộc Việt Nam. Lễ hội được tổ chức nhằm tôn vinh vị thánh họ Đoàn, người có sức mạnh phi thường và có công lớn trong công cuộc đánh đuổi giặc ngoại xâm. 

Các đô vật từ khắp nơi về tranh tài trên sới vật, tạo nên những trận đấu gay cấn và hấp dẫn. Ngoài ra, du khách còn được tham gia vào các hoạt động thi đấu côn, kiếm, và thử sức với các món ăn đặc sản của vùng.

visitphuquoc visitphuquoc